Cây ổi

Tên khác

Tên thường gọi: Cây ổi Còn gọi Là ủi, Phan thạch lựu, Guajava.

Tên khoa học Psidium guyjava L.

Họ khoa học: Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Cây Ổi

(Mô tả, hình ảnh cây Ổi, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Ổi là một cây nhỡ cao chừng 3-5m, cành nhỏ thì vuông cạnh, lá mọc đối có cuống ngắn, hình bầu dục, nhẵn hoặc hơi có lông ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn, phiến nguyên, khi soi lên có thấy túi tinh dầu trong. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả là một quả mọng có vỏ quả giữa dày, hình dáng thay đổi tùy theo loài, ở đầu có sẹo của đài tồn tại. Rất nhiều hạt, hình thận, không đều, màu hơi hung.

Phân bố:

Cây ổi nguồn gốc miền nhiệt đới Châu Mỹ, ở nước ta cây mọc hoan khắp nơi nhưng phần nhiều người ta trồng để lây quả ăn. Ngoài ra ổi còn cung cấp các bộ phận sau làm thuốc, búp non, lá non, quả, vở rễ và vỏ thân, nhưng hay dùng nhất là búp non và lá non, dùng tươi hay sấy khô.

Tác dụng dược lý:

Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.

Vị thuốc Cây ổi

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)

Tính vị, tác dụng

Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.

Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.

Công dụng và liều dùng:

Qủa ổi xanh có vị chát có tính gây táo bón và có thể dùng chữa ỉa lỏng, khi chín, quả ổi có tác dụng nhuận, người ta ăn ổi chín hoặc chế thành mứt đóng hộp.

Lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân,thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha, ngày dùng 15-20g búp non hay lá non, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác như chè,vừng...

Vỏ rễ và vỏ thân cũng được dùng để chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét. Uống trong người ta dùng với liều 15gp sắc với 200ml nước, nấu cạn còn chứng 100ml.

Ứng dụng lâm sàng của Ổi

Trị tiêu chảy do lạnh:

 Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 - 5 ngày.

Trị tiêu chảy do nóng:

 Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.

 

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH