Cây bọ mắm

Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Cây bọ mắm
1. Các tên gọi của Cây bọ mắm
2. Cây bọ mắm (hình ảnh, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...)
3. Thành phần hoá học, tác dụng dược lý
4. Tác dụng của Cây bọ mắm (Công dụng, Tính vị và liều dùng)
5. Vị thuốc Cây bọ mắm chữa bệnh gì? - Bài thuốc
Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu:
Chữa viêm mũi sưng đau:
Chữa ho, viêm đau họng:
Chữa viêm mũi sưng đau:

 Nói chuyện với thầy thuốc

 Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh viêm họng

Tên khác:

Tên thường gọi: Cây bọ mắm còn được gọi là Thuốc dòi, Bơ nước tương, Đại kích biển

Tên tiếng Trung: 雾水葛

Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica Beth

Họ khoa học: Thuộc họ Gai Urticaceae

Cây Bọ mắm

(Mô tả, hình ảnh cây Bọ mắm, bào chế, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Loại cỏ có cành mềm, thân có lông, lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kem, hình mác hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới, lá dài 4-9cm, rộng 1.5-2.5cm. Có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. cụm hoa đơn tính mọc thành xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông.

Phân bố và thu hái:

Cây bọ mắm mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam chưa thấy được trồng. Người ta hái toàn cây về dùng hoặc phơi khô hoặc sấy khô, mùa hái vào các tháng 4-6.

Bộ phận dùng:

Toàn cây bỏ rễ (Herba Pouzolziae), thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.

Thành phần hóa học:

Toàn thân chứa chất nhầy.

Vị thuốc Bọ mắm

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vị ngọt, nhạt, tính mát.

Tác dụng:

Tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, ho lao, viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, còn dùng chữa tiêu viêm.

Liều dùng:

Ngày dùng 10-20g

Ứng dụng lâm sàng của cây Bọ mắm

Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu:

Lấy một nắm cây thuốc dòi đem giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau.

Chữa viêm mũi sưng đau:

Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần.

Chữa ho, viêm đau họng:

Cây thuốc dòi khô 10-20 g, sắc lấy nước uống hoặc lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 20-30 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra ngậm nuốt dần, ngày 1 thang trong 7 ngày liền.

Chữa viêm mũi sưng đau:

Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần.

Tham khảo

Nhân dân dùng cây này nấu thành cao chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng. dùng riêng hoăc phối hợp với các vị thuốc khác.

Có nơi còn dùng làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa. Nhân dân thường dùng cây này giã cho vào mắm tô để không có dòi bọ.

Có nơi giã nát nhét vào răng sâu chữa sâu răng.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH