Cá trắm

Tên khác

Còn gọi là thanh ngư

Tên khoa học Mylopharyngodo piceus richardson (trắm đen), Ctenopharyngodo idellus Cuvier et Valenciennes (trắm cỏ).

Thuộc bộ cá chép Cyprinoidei

 Cây Cá trắm

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả

Có hai loại cá trắm là cá trắm đen và cá trắm cỏ.

Cá trắm đen thuộc loài cá nuôi cỡ lớn ở nước ta. Con lớn nặng nhất có thể tới 40-50kg. Cá lớn rất nhanh, sau 2 năm có thể nặng tới 3kg.

Cá trắm đen thuộc loại ăn tạp, ăn giun ấu trùng, côn trùng, đặc biệt thích ăn các loại nhuyễn thể lớn như trai, ốc, hến. Cá trắm đen sống ở tầng đáy, bộ răng phát triển mạnh nên có thể nghiền vỡ vỏ của nhuyễn thể cỡ lớn. Cá trắm đen có cách ăn khá đặc biệt, sau khi nghiền vỡ vỏ của nhuyễn thể, nó phun thức ăn ra ngoài và chỉ đớp lấy phần thịt.

Cá trắm cỏ hay cá trắm trắng cũng là loại cá nuôi cỡ lớn, có con nặng tới 35kg.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cả hai loại cá này được nhân dân nuôi trong hồ ao, ngòi, sông, chủ yếu để lấy thịt. Trước đây người ta chỉ hay dùng mật cá trắm đen, nhưng nay dùng cả mật cá trắm trắng.

Khi mổ cá lấy túi mật dùng tươi hay phơi sấy khô, có khi lấy nước mật tẩm vào giấybản phơi hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Trong mật cá trắm đen và trắm trắng đều có những sterol tương tự như những sterol trong một số mật cá khác như cá chép, cá mè. Những chất khác và hoạt chất chưa rõ.

 Vị thuốc Cá trắm

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Công dụng và liều dùng

Mật cá trắm là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân. Trong nam dược thần diệu của Tuệ Tĩnh có ghi mật cá trắm trị tắc họng, mắt mờ.

 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cá trắm

Chữa mắt đỏ kéo màng:

Lấy nước mật cá trắm thường nhỏ vào mắt.

Chữa họng mọc mụn, sưng tê:

Mật cá trắm một cái phơi khô, mỗi khi dùng chút ít, hòa với mật ong mà ngậm là thông.

Chữa mình sưng cứng như đá, đau đớn quá, không chịu nổi:

Mật cá trắm 7 cái hoặc mật cá diếc cũng được, dùng lụa tơ tằm 8-12g đốt ra tro, nghiền nhỏ hòa với nước mật cá, lấy lông vịt phết thuốc vào, độ nửa giờ là mềm lại

Chữa đờm dãi trẻ con ủng trệ:

Mật cá trắm 1 cái, khô phàn nửa phần, đại hoàng 1 ít. Sắc lá xương sông cho đặc lấy nước mài với 3 vị trên mà cho uống, lại lấy lông gà ngoáy vào cổ họng.

Tham khảo

Cá trắm luộc – món ăn ngon trị viêm gan mãn tính

Cách chế biến

Cá trắm đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng bỏ hết nội tạng rồi rửa sạch. Sau đó bổ dọc làm đôi, đầu cá cũng bổ đôi, lau khô. Đổ 3 bát nước vào nồi, đun lửa to cho đến khi sôi, cho cá vào, đậy vung, đun sôi tiếp trong 5 phút, cho rượu và chút muối vào, đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút, khi thấy mắt cá lồi ra ngoài là cá đã chín, vớt cá ra để cho róc nước rồi bày lên đĩa.

Nước trong nồi còn khoảng nửa bát, trước hết cho chút đường, giấm, tương, gừng, rượu nếp vào đun lại cho sôi, tiếp đó cho hành và bột mỳ vào trộn đều sẽ thành nước cốt đặc quánh, đem rưới lên cá trên đĩa, cuối cùng thêm vài giọt dầu vừng vào là được. Ngoài cách chế biến vừa giới thiệu, tùy theo sở thích có thể chế thành những món ăn khác.

Tác dụng

Cá trắm luộc là một món ăn chữa bệnh rất nổi tiếng ở vùng Triết Giang (Trung Quốc). Cá trắm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với người mắc bệnh VGM; theo Đông y, cá trắm có tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa (hòa trung, bổ khí, dưỡng vị), dưỡng can, trừ phong, hóa thấp... Là món ăn bổ dưỡng rất tốt đối với người bị VGM.

Cách dùng: Dùng làm món ăn trong bữa cơm

Lưu ý: Không nên uống mật cá trắm để chữa bệnh vì có thể gây ngộ độc, nhẹ có thể gây đau bụng, chóng mặt, buồn nôn; nặng có thể dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí gây tử vong.

Tag: cay ca tram, vi thuoc ca tram, cong dung ca tram, Hinh anh cay ca tram, Tac dung ca tram, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH