Tên thường gọi: Cà gai Còn gọi là Cà dại hoa tím, Cà hoang gai hoa tím, Cà hoang.
Tên khoa học: Cà gai - Solanum coagulans Forssk
Họ khoa học: thuộc họ Cà - Solanaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Cà gai, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây thảo hay cây nhỏ cao 0,5-2m, có lông dày vàng vàng và nhiều gai ở thân và lá. Lá có phiến thon, có thuỳ cạn, đầu tù, gốc thường không cân xứng, gân phụ 5-6 cặp. Xim ở ngoài nách lá; hoa màu xanh lam; đài có gai 1cm; tràng có lông ở mặt ngoài. Quả mọng, đường kính 2,5cm, màu vàng hay màu lục nhạt; hạt dẹp vàng.
Rễ, lá và quả - Radix, Folium et Fructus Solani, thường gọi là Dã gia.
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia.. Cây mọc ở các bãi hoang, đầu làng, bờ ruộng, bờ rào, phổ biến ở nhiều nơi của nước ta.
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)
Vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng lợi thấp, tiêu thũng, giảm đau.
Thường dùng trị: 1. Viêm sưng khớp do phong thấp; 2. Viêm tinh hoàn; 3. Đau răng.
Người ta cũng dùng hạt ngâm rượu ngâm chữa sâu răng.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH