Bời lời nhớt

Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Bời lời nhớt
1. Các tên gọi của Bời lời nhớt
2. Bời lời nhớt (hình ảnh, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...)
3. Thành phần hoá học, tác dụng dược lý
4. Tác dụng của Bời lời nhớt (Công dụng, Tính vị và liều dùng)
5. Vị thuốc Bời lời nhớt chữa bệnh gì? - Bài thuốc
Thuốc đắp chữa vú sưng đau
Chữa đi ngoài, lỵ
Chữa sưng, bỏng, vết thương
Giúp tóc bóng đẹp
Chữa thiên đầu thống:
Đầy hơi ợ chua, ợ hơi trướng bụng:
6.Nơi mua bán vị thuốc Bời lời nhớt

Tên khác:

Tên thường gọi: Còn gọi là Mò nhớt, Sàn thụ, Sàn cảo thụ, Bời lời, Bời lời dầu, Nhớt mèo, Mò nhớt.

Tên khoa học: Litsea glutinosa.

Họ khoa học: Thuộc họ Long não Lauraceae.

Cây Bời lời nhớt

(Mô tả, hình ảnh cây Bời lời, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Cây có thể cao tới 10m, nhiều dạng, vỏ thân nâu không mùi, không vị, trong có nhiều nhớt, cành trưởng thành hình trụ, nhẵn, cành non có cạnh, nhiều lông. Lá mọc so le, thường mọc thành cụm ở đầu cành, hơi dai, màu xanh lục đậm, mặt trên bóng, mặt dưới có lông, kích thước hay thay đổi, hình bầu dục hay thon dài, phía đáy lá tròn hoặc nhọn, đầu nhọn hay tù, cuống lá có lông. Hoa tụ từng 3-6 thành tán nhỏ trên 1 cuống chung dài 2-3mm. Quả hình cầu to bằng hạt đậu, màu đen, đính trên cuống phình ra, mùa quả vào tháng 7-8.

Phân bố:

Hiện nay cây này chưa được trồng nhiều chủ yếu mọc hoang. Người ta dùng gỗ cây này để lấy chất nhầy dùng trong kỹ nghệ làm giấy, làm hương nén, quả được thu hái vào tháng 7-8 để ép dầu làm nến và nấu xà phòng.

Thành phần hóa học:

Tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất ở vỏ thân có chứa một chất nhầy dính, thường dùng để dính bột giấy hay hương thắp. 

Hạt chứa 45% chất dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ yếu của dầu là laurin và olein. 

Gỗ non có chứa ít tinh dầu nhưng khi già tỷ lệ tinh dầu ít đi. 

Vị thuốc từ cây Bời lời nhớt

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vị nhạt, hơi đắng, tính mát.

Tác dụng:

Giải nhiệt, tán huyết, tiêu viêm, tiêu độc, hút mủ, sinh da non, liền xương.

Liều dùng:

Ngày dùng 10-20g vỏ dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài không kể liều lượng.

Ứng dụng lâm sàng của cây Bời lời nhớt.

Thuốc đắp chữa vú sưng đau: 

Bời lời nhớt 12g, Rau sam 8g, hai thứu giã đắp lên chỗ sưng đau.

Chữa đi ngoài, lỵ.

Vỏ thân hay lá bời lời 30g, gừng tươi 10g, vỏ quýt 10g. Nấu sắc uống.

Chữa sưng, bỏng, vết thương

Vỏ giã nát dùng đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương, có nơi dùng cả lá giã nát đắp lên.

Giúp tóc bóng đẹp

Nước ngâm vỏ bời lời bào thành từng mảnh mỏng có thể dùng bôi đầu cho tóc mọc bóng và im.

Chữa thiên đầu thống:

Lá hoặc vỏ cây bời lời 30g, bạch chỉ 10g, cam thảo 5g nấu sắc uống. Hay dùng lá khô 16g sắc uống trong ngày.

Đầy hơi ợ chua, ợ hơi trướng bụng:

Dùng lá bời lời tươi, đốt, tán thành bột uống, cách này theo kinh nghiệm dân gian rất hiệu nghiệm.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH