Đông y chữa bệnh suy tuyến thượng thận
Tây y chữa bệnh suy tuyến thượng thận
Chế độ ăn uống kiêng kị cho người bị suy thận mãn
Hết sỏi thận chỉ trong 10 thang thuốc
Suy thượng thận mạn tính là tình trạng giảm glucocorticoid hoặc mineral corticoid hoặc cả hai,thường do lao vỏ tuyến thượng thân, teo thượng thận, bệnh tự miễn, Histoblast, thoái hóa tinh bột, ung thư di căn, thoái hóa do nhiễm độc tế bào, nhiễm nấm, bệnh bạch cầu, di chứng xuất huyết não, nhiễm khuẩn, do trị liệu Corticoid kéo dài, phẫu thuật cắt tuyến thượng thận. Bệnh phát sinh phần lớn ở tuổi thành niên từ 20 đến 50 tuổi.
+ Lao thượng thận là nguyên nhân hay gặp ở các nước nghèo, lạc hậu.
+ Rối loạn tự miễn (quá trình tự miễn dịch có thể phá hủy nhiều tổ chức như tuyến tụy, tuyến giáp...).
+ Di căn ung thư, nhiễm nấm, giang mai...
+ Do thuốc chống đông dẫn đến xuất huyết thượng thận.
+ Tắc động mạch thượng thận (do thai nghén, chấn thương).
+ Rối loạn đông máu.
+ Phẫu thuật cắt cả hai tuyến thượng thận.
+ Bệnh AIDS.
+ Giảm aldosteron (hormon chuyển hoá khoáng) sẽ dẫn đến giảm khả năng giữ ion Na+ tại ống thận, giảm đào thải K+. Na+ trong máu đưa đến giảm thể tích máu lưu hành, giảm huyết áp và cung lượng tim.
+ Giảm tiết cortisol (hormon chuyển hoá đường) sẽ dẫn đến giảm dự trữ glucogen tại gan, giảm tăng sinh đường dễ gây hạ đường huyết, giảm huy động và sử dụng mỡ (bệnh nhân thường gầy sút cân), giảm huyết áp, giảm bạch cầu N, tăng bạch cầu ái toan và bạch cầu lympho (L).
+ Giảm tiết androgen (hormon sinh dục): dẫn đến teo tinh hoàn hoặc buồng trứng, vô kinh, lãnh cảm ở nữ giới hoặc bất lực sinh lý ở nam giới.
+ Tăng MSH tại trong lớp nhú của da và niêm mạc gây xạm da
Mệt mỏi, suy nhược, gầy sút, sạm da rải rác, hạ huyết áp, hạ đường huyết, rối loạn tiêu hoá.
- Xét nghiệm: thiếu máu nhược sắc, tăng bạch cầu ái toan, đường máu thấp, Na+ và Cl- giảm, K+ tăng, X quang tim hình giọt nước và điện thế thấp, có thể thấy calci hoá vùng thượng thận (Lao),X quang ổ bụng phát hiện điểm vôi hóa ở vùng thượng thận.
-Cortisol huyết giảm, 17 Setostéroid trong nước tiểu đều thấp, ACTH tảng trong suy thượng thận nguyên phát và ACTH giảm trong suy thượng thận thứ phát.
- Các nghiệm pháp hỗ trợ chẩn đoán: test Synacthen Ordinaire, test Synacthen Retard, test Metopiron, test insulin.
- Điện tâm đồ, điện não đồ có điện thế thấp.
Trong điều trị chủ yếu là điều trị thay thế, điều trị nguyên nhân (Lao) điều trị phòng suy thượng thận cấp khi bị stress..
+ Mệt mỏi (vô lực): là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và làm cho bệnh nhân rất bi quan. Mệt ngày tăng dần làm cho bệnh nhân ngại việc, không muốn ăn. Nữ rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, nam giới thường bị bất lực sinh lý.
+ Gầy sút cân: nguyên nhân do mất nước và rối loạn điện giải, ăn kém, rối loạn hấp thu hoặc do giảm dự trữ mỡ.
+ Xạm da: có thể xạm từng vùng hoặc lan khắp toàn thận, là triệu chứng có sớm và rất có giá trị trong chẩn đoán. Thường xạm ở những vùng kín như núm vú, lưỡi, lợi, môi, thắt lưng quần, mặt sau cánh tay, các nếp gấp ở bàn tay..., móng tay có thể xẫm màu. Nguyên nhân của xạm da là do melanin bị tích tụ lại trong lớp nhú của da và niêm mạc. Da xạm giống màu chì, đây là triệu chứng có giá trị trong chẩn đoán.
+ Huyết áp: thường thấp, có thể hạ huyết áp tư thế.
+ Mạch nhỏ khó bắt, tiếng tim mờ.
+ Có thể có cơn hạ đường huyết.
+ Buồn nôn, nôn, đau bụng, có thể có triệu chứng viêm dạ dày mạn tính.
+ Nhức đầu, giảm trí nhớ, hay quên.
Xét nghiệm lâm sàng
+ Thiếu máu đẳng sắc, máu cô, hematocrit tăng do mất nước.
+ Bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm, tăng bạch cầu lympho và bạch cầu ái toan.
+ Giảm Na+, tăng K+ máu, tăng canxi máu.
+ Tăng urê, creatinin nguyên nhân có thể do máu tới thận giảm dẫn đến suy thận chức năng.
+ Đường máu thấp.
+ Điện tâm đồ: điện thế thấp.
+ X quang tim-phổi: trên phim chụp thẳng tim nhỏ như hình giọt nước.
+ X quang ổ bụng: có thể thấy nốt vôi hoá ở thượng thận (có thể gặp trong lao).
+ Cortisol huyết tương giảm.
+ Aldosterol máu và nước tiểu giảm, androgen giảm.
+ 17- cetosteroid nước tiểu/24h giảm.
+ 17- hydroxycorticol steroid nước tiểu/24h giảm.
+ Xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán: nghiệm pháp kích thích bằng ACTH (nghiệm pháp Thorn):
- Ngày thứ nhất: lấy nước tiểu 24h định lượng 17-cetosteroid và 17-hydrocortico- steroid.
- Ngày thứ hai: lấy máu đếm bạch cầu E (bạch cầu ái toan). Sau đó truyền ACTH 25 đơn vị pha với 500- 1000 ml thanh huyết mặn 0,9% với tốc độ 3 đơn vị / giờ / truyền liên tục / 8-10 h. Sau khi truyền hết dịch đếm lại số bạch cầu ái toan.
- Lấy nước tiểu 24 h để định lượng 17-cetosteroid và 17-hydroxycortico-steroid.
- Kết quả:
. Người bình thường: bạch cầu ái toan giảm 70-90%, 17-cetosteroid tăng trên 50%,17-hydroxycorticol steroid tăng trên 200%.
. Trong bệnh Addison: bạch cầu ái toan và steroid nước tiểu không thay đổi.
Bệnh Addison cần được chú ý ở bất kỳ bệnh nhân nào có hạ huyết áp hoặc tăng kali máu. Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi và chán ăn không rõ nguyên nhân có thể nhầm với ung thư tiềm ẩn đâu đó. Nôn, buồn nôn, ỉa chảy và đau bụng có thể chẩn đoán nhầm là bệnh dạ dày ruột. Sạm da có thể nhầm là do yếu tố dân tộc và chủng tộc. Sút cân có thể giống bệnh cảnh chán ăn tâm thần. Biểu hiện thần kinh của hội chứng Allgrove và bệnh rối loạn chất trắng thượng thận (nhất là ở nữ giới) thường làm nhầm lẫn với bệnh xơ cứng rải rác. Nhiễm sắc tố sắt gây sạm da cung cần phải chẩn đoán phân biệt với bệnh Addison. Nhưng lưu ý nhiễm sắc tố sắt cũng có thể là một nguyên nhân của bệnh Addison của đái tháo đường và suy giáp, Feritin huyết thanh tăng trong hầu hết các trường hợp nhiễm sắc tố sắt và là xét nghiệm có ích cho chẩn đoán. Khoảng 17% các bệnh nhân AIDS có triệu chứng giống cortisol.
Bất cứ biến chứng nào của bệnh chính (ví dụ bệnh lao) đều có thể xảy ra và bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng gian phát, chính các nhiễm trùng này sẽ khởi phát đợt suy thượng thận cấp. Ngoài ra, thường gặp các bệnh tự miễn khác kèm theo.
- Khuyên bệnh nhân ăn đủ muối, đưòng, trong các trường hợp cần thiết phải tăng liều hydrocortison, bệnh nhân luôn phải có thuốc tiêm loại hemisuccinat hydrocortison dự trữ khi cần thiết.
- Tư vấn cho bệnh nhân biết được các yếu tố gây nặng bệnh như: chế độ ăn ít muôi, gắng sức, nhiễm trùng, chấn thương, dùng thuốc cản quang, bỏ điều trị, nôn, ra nhiều mồ hôi, rối loạn tiêu hoá, có thai, dùng thuốc lợi tiểu và thuốc an thần.
Đối với bệnh mạn tính, vỏ thượng thận bị suy, trừ trường hợp phản ứng của cơ thể hoặc gây ra những hiện tượng nguy hiểm thì có thể dùng đông dược để điều trị. Hiệu quả điều trị bằng đông dược khá ổn định và ít tác dụng phụ.
Bệnh suy tuyến thượng thận mạn tính là bệnh kéo dài hàng năm, biểu hiện chủ yếu là suy giảm chức năng can tỳ thận, âm dương khí huyết hư tổn nên phép trị chủ yếu là bổ nhưng bệnh lâu ngày nên không tránh khỏi khí trệ huyết ứ nên trong lúc điều đó bổ khí huyết âm dương cũng cần chú ý gia thêm thuốc hoạt huyết hành khí mới có hiệu quả trong điều trị. Ngoài ra trong điều trị cũng cần cảnh giác trường hợp bệnh đột ngột kịch phát chứng nguy (vong âm, vong dương hoặc âm dương đều thoát). Ngoài việc dùng phương pháp y học cổ truyền như hồi dương, cứu âm, cố thoát để cứu mạng, nhất thiết phải kết hợp phương pháp hồi sức cấp cứu của y học hiện đại.
Nguyên nhân bệnh có nhiều, do tiên thiên bất túc, mắc bệnh ngoại cảm hoặc nội thương lâu ngày, do tư tưởng tình cảm có sự đột biến bất thường (thất tình) làm tổn thương tạng phủ, cũng có thể do sinh hoạt ăn uống, phòng dục, lao động không điều độ đều có thể gây nên âm dương mất điều hòa, khí huyết hư tổn, chức năng tạng phủ rối loạn. Và theo nhiều học giả trong bệnh suy tuyến thượng thận thì chức năng của 3 tạng thận, can, tỳ bị suy giảm nhiều nhất.
Thận là gốc của tiên thiên, thận tàng tinh, chủ mệnh môn hỏa, là nguồn năng lương và cơ sở vật chất của sự sống, thúc đẩy sự sính trưởng và phát dục. Do mệnh môn hỏa suy, năng lượng khí hóa thiếu hụt nên bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối lạnh, mệt mỏi, tinh thần suy sụp, sinh lý yếu kém, sắc tố lắng đọng thành xạm đen. Tinh suy nguyên âm không đủ để nuôi cơ thể nên thể trạng âm hư, người gầy sụt cân, da xạm khô, ù tai, hoa mắt, ngủ ít, hay quên, lòng bàn chân tay nóng. Can thận đồng nguyên, thận tinh hư thì can âm huyết cũng thiếu nên chóng mặt ù tai, tóc khô rụng, chân tay tê dại cơ giật run, tinh thần khó tập trung dễ bị kích động, can khí uất khí trệ sinh huyết ứ. Tỳ chủ vận hóa, thận dương không đủ thì tỳ dương phải thiếu nên người chân tay mệt mỏi. ăn kém, rối loạn tiêu hóa. Cho nên trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh chính là tỳ thận dương hư, can thận âm hư hoặc âm dương đều hư. Trường hợp bệnh tiến triển xấu mệnh môn hỏa và nguyên khí suy nặng, dẫn đến hội chứng bệnh lý: phù dương ngoại việt, âm dương ly quyết thì xuất hiện sốt cao hôn mê, nôn, huyết áp tụt, mạch Vi Tế muốn tuyệt, khó bắt, dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Sách “Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học” chia thành 2 loại : Tỳ Thận Dương Hư và Can Thận Âm Hư.
Có các chứng trạng chủ yếu sợ lạnh, tay chân lạnh, phân lỏng, nước tiểu trong, nhiều, phù toàn thân, tình dục giảm, lông tóc không mượt, rụng lông ở âm bộ và nách, phái nam thì liệt dương, hoạt tinh, phụ nữ thì tử cung lạnh, đái hạ lượng nhiều, vô sinh, chất lưỡi nhạt, lưỡi nhạt, có dấu răng, rêu lưỡi nhuận, hoạt, mạch Trầm,Tế mà Nhu, Nhược.
Có các chứng trạng như hoa mắt, tai ù, tay chân tê dại, ngũ tâm phiền nhiệt, bụng trướng, táo bón, di tinh, mồ hôi trộm, phụ nữ có thể thấy ngực căng, vú có hạch, lưỡi hồng, tân dịch ít, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phần lớn là Huyền, Tế hoặc Tế Sác.
Sách “Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học” phân làm hai loại :
Sắc mặt xám đen, sợ lạnh, suy giảm tình dục, liệt dương, bế kinh, hay quên, đờ đẫn, chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, có điểm ứ huyết, lưỡi trắng nhuận, mạch Vi Tế.
Sắc mặt và da đều đen, mệt mỏi không có sức, đầu váng, hoa mắt hoặc đứng thẳng thì muốn ngã, ăn uống kém đi, muốn nôn, nôn mửa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trì, Hoãn
Sợ lạnh, tay chân lạnh, phân lỏng, nước tiểu trong, nhiều, phù toàn thân, tình dục giảm, lông tóc không mượt, rụng lông ở âm bộ và nách, phái nam thì liệt dương, hoạt tinh, phụ nữ thì tử cung lạnh, khí hư nhiều, vô sinh, chất lưỡi nhạt, có dấu răng, rêu lưỡi nhuận, hoạt, mạch Trầm,Tế mà Nhu, Nhược.
Suy tuyến thượng thận tỳ thận dương hư | Đẳng sâm | 60 | Kê huyết đằng | 20-30 | Tang kí sinh | 20-25 | |
Hoàng kỳ | 60 | Thỏ ti tử | 20-25 | Tục đoạn | 25 | Lộc giác giao | 16-20 |
Phá cố chỉ | 16-20 | Đỗ trọng | 16-20 | Kê nội kim | 10 | Giá trùng | 10 |
Sinh bồ hoàng | 10 | Hổ phách (mạt) | 10 |
Hoa mắt, tai ù, tay chân tê dại, ngũ tâm phiền nhiệt, bụng trướng, táo bón, di tinh, mồ hôi trộm, phụ nữ có thể thấy ngực căng, vú có hạch, lưỡi hồng, tân dịch ít, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phần lớn là Huyền, Tế hoặc Tế Sác.
Suy tuyến thượng thận can thận âm hư | Sa sâm | 16-24 | Tục đoạn | 24 | Bạch thược | 12-18 | |
Sinh địa | 12 | Kỉ tử | 12 | Đỗ trọng | 12 | Nữ trinh tử | 12 |
Hạn liên thảo | 12 | Qui đầu | 10 | Miết trùng | 10 | Sinh bồ hoàng | 10 |
Kê nội kim | 10 | Hổ phách (mạt) | 10 |
Sắc mặt xám đen, sợ lạnh, suy giảm tình dục, liệt dương, bế kinh, hay quên, đờ đẫn, chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, có điểm ứ huyết, lưỡi trắng nhuận, mạch Vi Tế.
Tứ Vật Hồi Dương Ẩm gia giảm
Suy tuyến thượng thận dương hư huyết ứ | Nhân sâm | 10 | Phụ tử chế | 6 | Bào khương | 6 | |
Trích thảo | 6 | Đào nhân | 6 | Hoài sơn | 12 | Sơn thù | 12 |
Đan sâm | 12 | Kê huyết đằng | 12 | Phục linh | 9 | Đan bì | 9 |
Trạch tả | 9 |
Sắc mặt và da đều đen, mệt mỏi không có sức, đầu váng, hoa mắt hoặc đứng thẳng thì muốn ngã, ăn uống kém đi, muốn nôn, nôn mửa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trì, Hoãn.
Ôn dương, kiện Tỳ, hòa Vị, giáng nghịch.
Dùng bài Dị Công Tán gia giảm
Suy tuyến thượng thận tỳ hư huyết ứ | Đẳng sâm | 10 | Bạch truật | 10 | Trần bì | 10 | |
Bạch linh | 10 | Hoài sơn | 12 | Biển đậu | 12 | Bán hạ | 12 |
Cửu hương trùng | 12 | Can địa hoàng | 15 | Cúc hoa | 15 | Đan sâm | 15 |
Đào nhân | 6 | x.s.g | 6 |
Có các triệu chứng của 2 thể bệnh trên đây đặc biệt chú ý người da khô, sốt nhẹ kéo dài, lưới bệu đỏ ít rêu, mạch Tế Sác vô lực nhưng sợ lạnh và chân tay lạnh, huyết áp hạ.
Song bổ âm dương.
Dùng bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn gia vị:
Thục địa, Sơn dược, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Câu kỷ tử đều 15g, Thỏ ti tử, Đỗ trọng, Nữ trinh tử, Sơn thù đều 10g, Sinh Hoàng kỳ 20g, Nhục quế bột 4g (hòa uống) Chế Phụ tử 10g (sắc trước 30 phút), Cam thảo 4g, sắc uống.
Bệnh nhân thường ngày có các triệu chứng váng đầu hoa mắt, mệt mỏi, ít nói, hồi hộp, mất ngủ, môi lưỡi nhợt, sắc da xanh tái, có vùng xạm đen, mạch Trầm Tế, Nhược.
Ích khí dưỡng huyết, kiêm bổ can thận.
Dùng bài Bát Trân Thang gia giảm:
Thục địa 12g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Long nhãn nhụ 12gc, Đảng sâm 12g, Kỷ tử 10g, Kê huyết đằng 10g, Bạch truật đều 10g, Hoàng kỳ 20g, Sao táo nhân 20g, Xuyên khung 8g, Cam thảo 4g sắc uống.
Ôn Thận, tráng dương, hóa ứ. Dùng bài Tứ Vật Hồi Dương Ẩm gia giảm: Cao ly sâm (Đảng sâm) 10g (nấu riêng trước), Phụ tử (chế), Bào khương, Chích thảo, Đào nhân đều 6g, Sơn dược, Sơn thù nhục, Đan sâm, Hoạt huyết đằng đều 12g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 9g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học).
Ôn dương, kiện Tỳ, hòa Vị, giáng nghịch. Dùng bài Dị Công Tán gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 10g, Sơn dược, Biển đậu (sao) Bán hạ (chế Gừng), Cửu hương trùng đều 12g, Địa hoàng (can), Cúc hoa, Đan sâm đều 15g, Đào nhân, Giáp châu (x.s.g) đều 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học)
Chế phụ phiến, Sơn thù nhục đều 5g, Quế chi 3g, Thục địa, Sơn dược, Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ, Tiên linh tỳ, Lộc giác sương đều 9g, sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
Tả Quy Hoàn gia Đan sâm, Tam thất, Quy bản giao, Cam thảo, sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
Đương quy, Nhục quế, Mạch môn, Đại hoàng, Nhân trần, Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Can khương, Xích phục linh, Thược dược, Hoàng liên, Thạch cao, Nhân sâm, Chích cam thảo. Sắc uống (Hiện Đại Nội KhoaTrung Y Học).
Bạch truật, Quế tâm, Đậu khấu, Chỉ thực, Can cát, Hạnhnhân, Chích cam thảo. Sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Dùng các huyệt:
Tỳ du, Vị du, Thận du, Bá hội. Châm bổ, khi đắc khí, lưu kim 30 phút. Trừ huyệt Bá hội ra, sau khi rút kim, cứu thêm 5-10 phút. Mỗi ngày trị một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học).
Sở nghiên cứu YHCT tỉnh Cát Lâm dùng cao nấu bằng thân và lá Sâm Cát Lâm 20%, Ethyl Alcohol (C2H5OH) điều trị 18 trường hợp suy thượng thận mạn tính, có hiệu quả rõ rệt 4 trường hợp, chuyển biến tốt 9 trường hợp ( trong đó có 4 trường hợp hiệu quả). Biểu hiện của những trường hợp có kết quả là: thể trọng, huyết áp, nồng độ đường huyết và Natri trong huyết tăng lên, vỏ thượng thận và ACTH được cải thiện, sắc da giảm nhẹ. Thuốc cao này có hiệu quả đối với những bệnh nhân chức năng vỏ thượng thận bị suy thời kỳ đầu hoặc thường thay đổi. Khi ứng dụng cho dùng chỉ loại thuốc cao này thì có tác dụng hồi phục nhất định. Đối với bệnh nhân ở thời kỳ cuối hoặc không phải là thay đổi thường xuyên thì nên dùng phối hợp với kích thích tố vỏ thượng thận nhưng có thể giảm lượng thích hợp. Điều này cho thấy thuốc cao nấu bằng lá và cây Nhân sâm có một số thành phần có tác dụng tương tự như kích thích tố vỏ thượng thận .
Thẩm Thị dùng phép bổ Thận để điều trị 7 trường hợp công năng dự trữ của vỏ thượng thận hạ thấp ( bệnh Addison ), trong đó có một trường hợp chứng trạng không rõ, chỉ thấy da, môi có sắc đen, lưng ê ẩm hoặc sợ lạnh, 6 trường hợp còn lại có chứng trạng Thận hư. Dựa theo nguyên tắc Âm Dương hỗ căn, Dương hư lâu thì tổn thương đến Âm, vì vậy điều trị chủ yếu là cùng bổ cho Âm Dương. Dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Ba kích nhục, Kỷ tử. Sau khi điều trị, có 6 trường hợp sắc tố đen giảm, sức khỏe chuyển biến tốt. Trong 4 trường hợp trước khi điều trị thí nghiệm về sự dị thường của vỏ thượng thận thì có 3 trường hợp thu được sự cải thiện. Sau khi tiêm ACTH thì tần suất của tế bào bạch cầu ưa Basơ cũng tiến bộ rõ rệt, dựa theo thí nghiệm hưng phấn ACTH tiêm liên tục 2 ngày, trước khi điều trị người ta làm trắc nghiệm 14 lần thì phản ứng không yếu mà lại chậm kéo dài. Sau khi điều trị chỉ còn một trường hợp khác thường, còn lại đều có sự chuyển biến tốt rõ rệt. Dựa theo kết quả này, phương pháp bổ Thận để điều trị bệnh Addison khác với liệu pháp xử dụng cách thay thế kích thích tố. Sau khi bổ Thận, công năng dự trữ vỏ thượng Thận của bệnh nhân đã đạt được sự hồi phục ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, những bệnh nhân bị bệnh Addison ở mức độ vừa thì phương pháp điều trị bằng Đông dược đạt được hệu quả rất tốt (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
Ôn Thận Hóa Khí Lợi Thủy Phương: Bệnh viện trưc thuộc số 2 Học viện Trung y Hồ Nam): Thuc địa, Hoài sơn, Phục linh, Đơn sâm đều 15g, Sơn thù, Kỷ tử, Thỏ ti tử, Đỗ trọng, Đương qui đều 12g, Lộc giác giao, Qui bản giao, Chế Phụ tử đều 10g, Nhục quế bột 5g, bột Điền thất 3g, Cam thảo 3g, sắc uống. Đã trị 1 ca suy thượng thận phù toàn thân khỏi hẳn, 17 Setosteroit bình thường, trở lại công tác bình thường, 9 năm không tái phát.
Ngũ Ô Nhị Địa Thang (Tưởng Đại Linh, bệnh viện huyện Diêm Sơn, Hà Bắc).
Tùy theo mức độ tổn thương hoặc giảm sản xuất các hormon nhanh hay từ từ mà người ta chia suy thượng thận thành 2 loại cấp và mạn tính. Mức độ nặng của 2 loại suy thượng thận này có khác nhau.
Suy thượng thận mạn tính: Quá trình giảm sản xuất hormon diễn ra chậm, thường do các nguyên nhân tự miễn, lao thượng thận. Các triệu chứng cũng xuất hiện từ từ, kín đáo cho đến khi bệnh nhân suy sụp. bệnh nhân cảm thấy yếu mệt và mỏi cơ. Mệt xuất hiện ngay khi ngủ dậy và kéo dài suốt cả ngày; gầy sút, chán ăn; da sạm đen, nhất là ở mặt, môi, lưỡi, khuỷu tay, núm vú...; huyết áp thấp, có thể ngất do huyết áp quá thấp; buồn nôn, nôn, ỉa chảy; trầm cảm.Ngoài ra có thể bị mất ngủ, móng tay không mọc, cơ bắp nhão, teo...
Suy thượng thận cấp tính: Bệnh nhân bị tổn thương tuyến thượng thận đột ngột, nhanh, chẳng hạn do chảy máu hoặc bệnh nhân có suy thượng thận mạn tính bị mắc thêm các bệnh nặng khác như viêm phổi, chấn thương...; Các triệu chứng nặng, xuất hiện đột ngột: đau bụng, đau lưng, đau chân; nôn và ỉa chảy nhiều gây mất nước nặng; huyết áp thấp, tụt, có khi không đo được; lơ mơ, có thể hôn mê.
+ Nam bị nhiều hơn nữ, tỉ lệ lên đến 3/1.
+ Lứa tuổi từ 30 – 50 tuổi.
+ Sắc da ở vùng vú, bộ phận sinh dục mầu xanh xám.
+ Có thể bị chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, buồn nôn, nôn mửa, ăn ít, bụng trướng, bụng đau là những chứng trạng chính. Ngoài ra có thể bị mất ngủ, móng tay không mọc, cơ bắp nhão, teo...
+ Chế độ ăn:
- Tăng protid và glucid.
- Ăn tăng muối 10-20g/24 giờ.
+ Điều trị nguyên nhân.
+ Chống nhiễm khuẩn.
+ Đưa đường huyết về bình thường bằng chế độ ăn và truyền dịch.
+ Nâng huyết áp về bình thường.
+ Hạn chế ánh nắng mặt trời vì càng làm cho xạm da tăng thêm.
+ Hydrocortison (cortisol) 10-20mg/24 giờ hoặc prednisolon 10-20mg/24 giờ (nên uống vào lúc no sau khi ăn).
+ Cho các thuốc làm tăng tổng hợp protid: nerobol 10-20mg/24 giờ, hoặc dùng testosterol 25mg tiêm bắp thịt 2 lần/1 tuần.
+ Điều trị nguyên nhân: cho thuốc chống lao (nếu có lao), cho kháng sinh (nếu có nhiễm khuẩn).
Điều trị hormon thay thế
Glucocorticoid
- Hydrocortison: viên l0 mg, thời gian bán huỷ 8 giờ, thường dùng liều 0,5 - lmg/kg/ngày tuỳ theo mức độ thiếu hụt hormon, giới, cận nặng, chia 2- 3 lần/ngày với 2/3 tổng liều vào buổi sáng và 1/3 tổng liều vào buổi chiều, để tránh gây đau dạ dày nên uống vào các bữa ăn.
Chú ý: khi có nhiễm trùng, chấn thương hoặc phẫu thuật, stress thì nên tăng liều hydrocortison gấp 2 hoặc 3 lần so với liều điều trị hàng ngày.
Trong hoàn cảnh cần thiết có thể dùng hemisuccinat hydrocortison tiêm.
Mineralocorticoid
Thường dùng phối hợp trong giai đoạn toàn phát của suy thượng thận nguyên phát.
- 9- alpha- fuorohydrocortison: dùng bằng đưòng uốíng có tác dụng mạnh gấp 4- 7 lần DO CA.
- Viên Florinef 50mg/: dùng 1- 2 viên/ngày/một lần vào buổi sáng, không nên dùng quá liều vì có thể gây phù, tăng huyết áp, suy tim xung huyết. Do đó, phải theo dõi nghiêm ngặt và áp dụng những biện pháp tăng cường đề phòng. Có khoảng 10- 20% bệnh nhân chỉ cần dùng glucocorticoid và ăn mặn là đủ.
Điều trị có kết quả khi các triệu chứng lãm sàng giảm.
- Cảm giác ăn ngon miệng hơn.
- Hồi phục cân nặng.
- HA ổn định, không có hạ huyết áp tư thế.
- Sinh hoạt trỏ lại bình thường và ổn định.
- Triệu chứng sạm da thường tiến triển chậm và tồn tại lâu.
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH