PHONG CHẨN

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Đại cương

Là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ còn bú, có các triệu chứng gần giống như sởi nhưng nhẹ hơn nhiều,

Bệnh thường lành tính, khỏi nhanh, ít biến chứng.

Còn gọi là Phó sởi, Phong Sa, Phong Ẩn, Ẩn Chẩn.

Từ đời nhà Tống, nhà Nguyên trở về trước, hễ cứ thấy phát ban đều gọi là Chẩn Tử. Đến đời nhà Minh, nhà Thanh trở về sau mới đề cập đến việc nổi ban do truyền nhiễm. Tuy nhiên triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị được đề cập đến còn quá ít. Thí dụ như sách ‘Sa Chứng Minh Biện’ viết: “ Phong chẩn…do cảm thụ phong nhiệt gây nên. Dùng phép thanh lương giải biểu…”

Thường dễ lẫn lộn với Ban sởi.

Có thể chẩn đoán phân biệt như sau:

SỞI PHONG CHẨN
Thời kỳ nung bệnh 7 – 14 ngày 14 – 21 ngày
Giai đoạn tiền khởi 3 – ngày, Sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, sợ ánh sáng, tinh thần mỏi mệt. 0, 5 – 1 ngày. Sốt, viêm đường hô hấp trên rất nhẹ.
Quan hệ giữa nốt chẩn và sốt Sốt cao nhất lúc sởi mọc, lúc sởi đã mọc đều sốt nhưng hạ dần. Ban chẩn mọc sốt vẫn nhẹ.
Đặc điểm vết ban chẩn Ban chẩn nổi ở da từng nốt đám to nhỏ không đều, giữa nốt sởi có khoảng da bình thường. Mọc từ sau tai, đầu, mặt trước. Nốt chẩn nhỏ, mọc ở mặt trước rồi mới lan ra toàn thân. Mầu hồng nhạt.
Da ở giai đoạn phục hồi Ban chẩn từ đỏ tươi chuyển sang mầu thâm, có vẩy nhỏ. Không có tróc vẩy ở da.
Triệu chứng Nốt Koplick – Filatov. Sưng hạch lâm ba sau tai và gáy.

Nguyên Nhân

Do phong nhiệt và khí huyết tương tranh nhau, đẩy ra bên ngoài biểu, gây nên nốt ban, ngứa. Ôn tà xâm nhập vào Phế và phần Vệ gây nên hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt. Chủ yếu là do phong nhiệt, thời tà xâm nhập vào bì phu gây nên.

Điều trị

1.Tà xâm nhập phế vị:

Triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, ho, sổ mũi. Một hai ngày sau, da nổi lên những nốt ban đỏ, từ đầu mặt xuống thân thể, vùng sau tai có hạch to, ban mọc ra thì ngứa, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi hơi trắng, mạch Phù Sác, chỉ tay ngón trỏ đỏ tím.

Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.

Phương thuốc: Dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm gia giảm

Kinh giới 6 Thuyền thoái 6 Thăng ma 6
Xích thược 6 Phòng phong 6 Ngưu bàng 10 Liên kiều 10
Cam thảo 10 Vỏ đậu xanh 15 Đại thanh diệp 4.5

2. Nhiệt thịnh:

Triệu chứng: Sốt cao, khát, phiền táo, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, vết ban mầu đỏ tươi hoặc tá tối, ngứa, ăn vào thì trướng bụng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Sác có lực. Chỉ tay (ngón trỏ) mầu đỏ xuyên suốt vùng Khí quan.

Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.

Phương thuốc: Dùng bài: Thấu Chẩn Lương Giải Thang gia giảm

Kinh giới 6 Bạc hà 6 Thuyền thoái 6
Tang diệp 10 Cúc hoa 10 Liên kiều 10 Ngưu bàng 10
Địa đinh 10 Ngân hoa 10 Xích thược 12

******************************


Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH SÁCH CÁC BỆNH

Bệnh hô hấp

Bệnh gan mật

Bệnh thần kinh

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiết niêu

Bệnh tim mạch

Bệnh hạch tuyến

Bệnh hầu họng

Bệnh mắt

Bệnh tai

Bệnh trẻ em

Bệnh phụ nữ

Bệnh Nam khoa

Bệnh ngoài da

Bệnh ung thư

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh khi có thai

Bệnh phổi

Bệnh răng miệng

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH