Hết hẳn nhiễm giun đũa chó chỉ sau 2 tháng thuốc
Bệnh nhiễm giun đũa chó mèo (Toxocariasis) thường do tác nhân là Toxocara canis hay Toxocara cati - một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Khi loại ấu trùng của loài giun này xâm nhập vào cơ thể, sẽ sinh sôi, phát triển, ký sinh trong các cơ quan như: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt…gây tổn thương cho các cơ quan này.
Nhiễm giun đũa chó trên lâm sàng thường phân làm các loại chính như:
Loại 1: Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM)
Chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn.
Loại 2: Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM)
Bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng).
Tuy nhiên không loại trừ trường hợp người lớn cũng bị nhiễm giun đũa chó.
Loại 3: Bệnh do ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh
Là một trong những thể bệnh đặc biệt của ấu trùng di chuyển nội tạng, thường gặp bệnh nhân ở tuổi trung niên. Bệnh nhân thường có các triệu chứng liên quan hệ thần kinh như rối loạn giấc ngủ, yếu cơ, yếu chi, suy nhược cơ, rối loạn tiểu - đại tiện. Tổn thương ở hệ thần kinh trung ương hiếm gặp hơn, nhưng có thể gây các biến chứng trầm trọng và hậu quả là bệnh nhân bị yếu cơ, rối loạn cảm giác, co giật, động kinh, hôn mê. Lâm sàng có biểu hiện trên hệ thống thần kinh trung ương do ấu trùng xâm nhập bao gồm viêm não, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, động kinh, viêm màng nhện, viêm tủy sống, viêm mạch não, mất điều hòa vận động, cứng cổ, rối loạn tâm thần kinh, thường bệnh nhân có triệu chứng sốt và nhức đầu. Một số trường hợp ảnh hưởng thần kinh ngoại biên (viêm tủy rễ, viêm thần kinh sọ não và dị cảm cơ xương).
Loại 4: Bệnh do ấu trùng Toxocara spp. không điển hình
Đây là thể bệnh ẩn ở cả trẻ em và người lớn, là một hội chứng xem như thách thức chẩn đoán trên lâm sàng vì các triệu chứng không đặc hiệu. Các triệu chứng có thể là sốt, chán ăn, đau đầu, khò khè, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, rối loạn giấc ngủ và hành vi, triệu chứng ở phổi, đau chi, sưng hạch lympho ở cổ và gan lớn hay gặp ở trẻ em. Ngược lại, mệt mỏi, ngứa, ban đỏ, triệu chứng phổi, đau bụng chủ yếu gặp ở người lớn. Các ca bệnh có triệu chứng riêng lẻ thì đặc thù, nhưng khi gộp lại thì tạo thành một hội chứng hay gọi là "bệnh Toxocara spp. không điển hình".
Loại 5: Thể bệnh do ấu trùng Toxocara spp. khác
Là những ca không thuộc các thể trên, thể khác này bao gồm bệnh lý do ấu trùng Toxocara spp. liên quan đến tim mạch như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, liên quan đến da như ban đỏ da, liên quan đến dạ dày ruột như rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, đau bụng.
Nhiễm giun đũa trên chó và mèo
Trực tiếp bằng con đường tiêu hóa trứng nhiễm ấu trùng từ đất.
Gián tiếp bằng cách ăn các vật chủ ăn thịt
Nhiễm trùng chu sinh (chỉ có T.canis)
Tiêu hóa ấu trùng qua con đường phân
Lây truyền qua đường sữa
Nhiễm giun đũa chó, mèo trên người
Gián tiếp bằng cách tiếp xúc tay với các vật bị nhiễm ấu trùng
Gián tiếp qua cách ăn đất, phân hay các thực phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm.
Trực tiếp bằng cách tay nhiễm tiếp xúc các cô bảo mẫu nhiễm mầm bệnh hay miệng, tả lót...
Khi giun đũa chó đi vào cơ thể người, chúng sẽ phân tán khắp cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm, gây tổn thương ở những phần cơ thể chúng đi qua. Người nhiễm sán thường hay bị ngứa da tái đi tái lại, điều trị không dứt hẳn. Ngoài ra ở một số người có biểu hiện gan to; sốt hoặc có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực; đau bụng, khó tiêu. Thường dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn bao gồm các cơ quan như gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt... Trong đó, hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển nội tạng và ở mắt.
Ở nội tạng, bệnh nhân có các triệu chứng sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn.
Ở mắt, triệu chứng hay gặp là giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Mức độ suy giảm thị lực tùy thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Lâm sàng:
Ngứa, nổi mẩn;
Đau đầu, đau bụng, khó tiêu;
Đau nhức mỏi, tê bì;
Sốt, thở khò khè;
Có thể kèm một hoặc các triệu chứng sau: gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc;
Cận lâm sàng: sử dụngxét nghiệm ELISA; Hoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
Chẩn đoán xác định dựa trên cơ sở phát hiện ấu trùng Toxocara trong mẫu mô xét nghiệm, song sinh thiết lấy mẫu mô chứa ấu trùng có thể khó khăn và phức tạp, thậm chí có biến chứng. Vì vậy, chẩn đoán thường dựa vào đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh, tuy nhiên biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, không đặc hiệu nên dẫn đến khó chẩn đoán xác định.
Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.
Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.
Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine...
Trong một số trường hợp có thể phải dung phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật (Nhiễm Toxocara ở mắt).
Bệnh thường bị tái đi tái lại nhiều lần.
Theo kinh nghiệm điều trị cho nhiều bệnh nhân ở Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn, thì để trị dứt điểm tình trạng nhiễm giun đũa chó (nhất là những trường hợp đã chữa tây y mà không hết) chỉ có thể thay đổi môi trường, khi môi trường thay đổi giun đũa chó sẽ không thể phát triển, sẽ dần dần chết đi, và bị tiêu diệt hoàn toàn. Thời gian dùng thuốc trung bình từ 2-5 tháng. Bên cạnh đó tùy theo triệu chứng của người bệnh mà sử dụng các vị thuốc phù hợp.
Bài thuốc tham khảo: Liên kiều, ngưu bàng, ngân hoa, kinh giới, cam thảo, bạc hà, ké, sa tiền, bạch thược, phòng phong, thuyền thoái, sinh địa, lá đơn, thạch cao, đan bì.
Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm, các chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh;
Kiểm tra phân của chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân trở nên âm tính;
Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi và trẻ em
Vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ các thùng chứa phân chó, mèo
Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.
Rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi với vật nuôi hoặc tiếp xúc với đất
Để được tư vấn về bệnh và cách điều trị bạn vui lòng gọi: 18006834 (miễn cước gọi).
Theo Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH