MỘNG DU

Đại cương:

Mộng du được biết tới là một dạng rối loạn giấc ngủ, kiểu rối loạn của nhận thức xảy ra khi não bộ chìm sâu vào giai đoạn mắt không chuyển động nhanh, mộng du xảy ra ngoài mong muốn trong khi ngủ. Mộng du là lỗi về mặt thời gian và cân bằng, có một nguyên nhân nào đó làm bộ não thức tỉnh khỏi giấc ngủ sâu và rơi vào trạng thái giữa tỉnh và thức. Mộng du có thể diễn ra từ vài phút cho đến một tiếng. Người bị mộng du ban đêm tỉnh dậy đi lung tung, đến hôm sau hầu như không nhớ gì gọi là mộng du. Trong đông y bệnh này thường donhững nhân tố tình chí mà phát bệnh hoặc làm cho bệnh tình nặng thêm.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của người bị mộng du thường là tỉnh giấc trong khi ngủ và thường sẽ bị định hướng sai và lú lẫn. Tâm trí của những người bị mộng du thì ngủ nhưng cơ thể của họ lại thức, do vậy, họ có thể thực hiện những hành vi giống như khi đang thức như ăn, đi bộ loanh quanh hoặc tham gia vào một cuộc hội thoại.

Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.

Mỗi người có tần suất mộng du khác nhau, mỗi người có biểu hiện mộng du khác nhau, và những hành động khi mộng du khác nhau. Theo các chuyên gia một số kiểu mộng du thường gặp như sau:

Ngồi dậy trên giường và nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt. 

Đi loanh quanh phòng hoặc quanh nhà.

Đi tiểu sai chỗ (ví dụ như trong tủ quần áo, trước cửa hoặc tủ lạnh).

Sắp xếp lại nội thất trong nhà.

Trèo qua cửa sổ.

Đi ra khỏi nhà.

Lái xe.

Mộng du liên quan đến hoạt động ăn uống

Tham gia các hoạt động tình dục.

Một số trường hợp mộng du lại thích tham gia các hoạt động bạo lực.

Mặc dù đa số các hiện tượng mộng du thường vô hại nhưng mộng du có thể nguy hiểm và gây tổn thương nghiêm trọng cho người bị mộng du cũng như những người chứng kiến vô can.

Nguyên nhân

Mộng du thường do nguyên nhân sau:

- Tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không đúng giờ giấc

- Do bệnh lý: người bị sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản,

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.

Khi đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress... cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.

Mộng du ở người lớn: tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ.

Mộng du ở người già: có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não…

Ai có nguy cơ mắc bệnh mộng du

Những yếu tố tăng nguy cơ mộng du:

Gen: mộng du có thể do di truyền. Nếu một hoặc cả bố và mẹ bạn từng bị mộng du khi còn nhỏ hoặc trưởng thành, khả năng bạn mộng du có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba

Tuổi tác: bệnh này thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ và mộng du khi còn nhỏ thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác.

Phương pháp khắc phục tình trạng mộng du

Đối với người lớn 

Ngưới lớn nếu mắc bệnh mông du mà diễn ra thường xuyên và gây hại cho bản thân cũng như người xung quanh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chuyên khoa tâm lý.

Gia đình người mộng du nên để người bệnh ngủ ở tầng 1, phòng ngủ của người bị mộng du không nên để đồ đạc, vật sắc nhọn có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then.

Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa.

Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động.

Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.

Đối với trẻ em

Khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường.

Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, nhất là nếu trẻ đi ra ngoài. Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du.

Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.

Tây y điều trị bệnh mộng du

Trẻ nhỏ bị mộng du thường không cần điều trị, khi lớn bệnh sẽ tự hết.

Người lớn bị mộng du có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

Điều trị các nguyên nhân sâu xa, nếu mộng du liên quan tới chứng mất ngủ, các rối loạn giấc ngủ khác, tình trạng sức khỏe hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần;

Thay đổi loại thuốc nếu nguyên nhân gây mộng du là do thuốc;

Đánh thức trước kì hạn bằng cách đánh thức người bệnh khoảng 15 phút trước khi người đó mộng du và để họ tỉnh táo trong khoảng năm phút trước khi ngủ tiếp;

Dùng thuốc, chẳng hạn như benzodiazepin hoặc một số thuốc chống trầm cảm nhất định, nếu mộng du dẫn đến thương tích, gây rối cho các thành viên trong gia đình, gây xấu hổ hay gián đoạn giấc ngủ;

Học cách tự thôi miên.

Đông y điều trị bệnh mộng du

1.Mộng du do Can uất đàm hỏa

Triệu chứng: Mộng du lại kiêm chứng hồi hộp, mất ngủ, đau đầu, choáng váng, hay sầu muộn nghi hoặc, lo lắng vọng tưởng, thậm chí mừng giận, sụt sùi vô cớ, giấc ngủ không sâu

Pháp: giải uất hóa đàm

Trừ đàm an mị thang

Sài hồ 10 Trích thảo 10 Pháp Bán hạ 10
Chỉ thực 10 Long đởm thảo 1 Khô cầm 12 Chế nam tinh 6
Mông thạch 30 Hợp hoan bì 15 Chi tử 10 Trúc nhự 12
Chân trâu mẫu 60 Dạ giao đằng 30 Cát căn 30

2.Mộng du do đởm nhiệt đàm hỏa

Triệu chứng: Mộng du kiêm chứng tư lự, ảo tưởng, hư phiền không ngủ được, hoặc đắng miệng, nôn ọe, trong ngực cồn cào nóng rát, ăn kém

Pháp: Thanh đởm hóa đờm

Xuyên liên 5 Trúc lịch 10 Sao Trần bì 9
Trúc nhự 9 Chân trâu mẫu 30 Thiên ma 10 Bán hạ 10
Phục linh 12 Chỉ thực 9 Hổ phách 6

Gia giảm: âm hư lưỡi khô ráo gia Mạch môn, thiên môn, Thiên hoa. Lòng ban tay chân nóng, gia Đan bì, Địa cốt bì

3.Tâm can âm hư

Triệu chứng: Mộng du, miệng khô mà đắng, tâm phiền, lưỡi sạch, mạch huyền nhuyễn

Pháp: Dưỡng huyết an thần.

Gia vị Cam mạch đại táo thang. (Thiên gia diệu phương)

Chứng mộng du Cam thảo 12 Tiểu mạch 24 Táo 10q
Táo nhân 15 Thảo hà xà 9 Bá tử nhân 9 Sinh địa 15

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Tham khảo thêm về bệnh mộng du, các bài thuốc, vị thuốc chữa bệnh mộng du

Các vị thuốc chữabệnh mộng du

Bài thuốc Cam thảo tả tâm thang chữa bệnh mộng du ...

Bài thuốc Cam mạch đại táo thang chữa bệnh mộng du ...

Tác dụng của Bách hợp chữa bệnh mộng du ...

Tác dụng của Nhân sâm chữa trị bệnh ngủ mơ...

Tác dụng của Mộc hương chữa trị bệnh ngủ mơ ...

Các bài thuốc chữabệnh mộng du

Bài thuốc Sài hồ gia long mẫu thang chữa chị bệnh ngủ mơ, mộng du ..

 

***********************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH SÁCH CÁC BỆNH

Bệnh hô hấp

Bệnh gan mật

Bệnh thần kinh

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiết niêu

Bệnh tim mạch

Bệnh hạch tuyến

Bệnh hầu họng

Bệnh mắt

Bệnh tai

Bệnh trẻ em

Bệnh phụ nữ

Bệnh Nam khoa

Bệnh ngoài da

Bệnh ung thư

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh khi có thai

Bệnh phổi

Bệnh răng miệng

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH